Các lỗi thường gặp khi bắt volley tennis

Volley hay còn gọi là lên lưới, là nỗi lo lớn nhất của 95% anh em chơi tennis phong trào. Ai cũng hiểu rằng trong đánh đôi kỹ năng đứng lưới là cực kỳ quan trọng nhưng không phải ai cũng sở hưu được một kỹ năng đứng lưới tốt. Và có thể nói đứng lưới đã trở thành 1 nỗi lo lớn nhất của anh em mỗi khi ra trận. Và sau đây là 07 lỗi thường gặp khi bắt volley của anh em như:

Bài viết chia sẻ về các lỗi thường gặp khi bắt volley (đứng lưới) của HLV Mạnh Seven (M7).

Và sau đây là 07 lỗi thường gặp khi bắt volley của anh em như

Đây là 1 lỗi khá phổ biến bởi rất nhiều anh em chuyển từ bóng bàn cầu lông qua chơi tennis. Và vẫn bị thói quen lắc cổ tay. Còn một số khác thì các bạn không kiểm soát được cổ tay trong quá trình bắt bóng dẫn đến lắc cổ tay.

Để khắc phục vấn đề này chúng ta cần phải kiên trì tập luyện.

  • Đầu tiên hãy nhờ ai đó tung bóng cho bạn bằng tay. Bạn hãy kê bóng lại một cách nhẹ nhàng. Sau đó quan sát xem tay có bị lắc hay không. Nếu có thể hãy nhờ người quay clip lại để bạn thấy rõ bạn lắc như thế nào.
    Hãy làm chậm rãi từng trái một để tạo thành thói quen mới, sau đó tăng dần lực bóng của người đưa banh lên. Với cách này bạn sẽ cải thiện rất tốt nhưng đòi hỏi sự kiên trì.
  • Cách thứ 2 hãy sử dụng dụng cụ khoá cổ tay. Đây là 1 dụng cụ rất tuyệt vời bởi khi đeo nó vào tay và thực hiện động tác thì bạn không thể lắc cổ tay được nữa. Bạn đầu đeo vào bạn sẽ thấy hơi khó chịu nhưng sau vài lần bạn sẽ quen và sẽ hình thành thói quen giữ chặt cổ tay khi bắt lưới.

Lỗi này bắt nguồn từ suy nghĩ phải đập bóng xuống để dứt điểm ngay. Nó không sai nhưng nếu áp dụng vào trận đấu thì nó sẽ khiến bạn mắc lỗi rất nhiều.


Đầu tiên để đập bóng ( kiểu đập ruồi ) thì bóng phải nhẹ, cao hơn lưới và nằm gần lưới. Nhưng hầu hết các đường bóng đối phương đánh qua đều nhanh và đi ngang. Rất ít có đường bóng thuận lợi cho bạn đập xuống. Hầu hết những ai đánh kiểu đập ruồi này quen rồi thì sẽ áp dụng cho mọi tình huống. Dẫn đến bóng rúc lưới rất nhiều.

Để khắc phục bạn cần hiểu rõ khi bắt lưới quan trọng nhất là phải bắt dài ra cuối phần sân của đối phương. Làm cho đối phương trở tay không kịp. Và để đảm bảo cho bóng qua sân và đi ra cuối sân thì mặt vợt của bạn cần phải nghiêng từ 30-45 độ. Điều này còn giúp giảm áp lực của bóng lên mặt vợt. Bạn cũng có thể xem các clip volley của các tay vợt để thấy rõ điều này.

Khi hiểu vấn đề rồi hãy bắt tay vào tập luyện nhé. Hãy nhớ giữ cổ tay chắc chắn ở 1 góc 30-45 độ tuỳ theo độ cao của bóng và vị trí bạn đứng trên sân. Tập với bóng nhẹ sau đó tăng dần lực lên. Sau khi tập tại chỗ quen rồi hãy tập thêm di chuyển bắt bóng ở nhiều vị trí khác nhau trên sân.

Đây là lỗi mà ít người nhận ra nhất. Bởi hầu hết mọi người không hình dung được nên đứng ở đâu là hợp lý.


Thực tế vị trí đứng tuỳ thuộc vào tình huống bóng. Khi bạn đứng lưới trong 1 tình huống đôi công qua lại chúng ta hãy quan sát đối thủ. Nếu như đối phương bị ép vào thế khó chúng ta hãy di chuyển lên gần lưới. Vị trí tốt nhất vào khoảng 1/3 ô giao banh. Khi đối phương trả bóng lại hãy quan sát và di chuyển lên để bắt bóng và dứt điểm. Nếu như chúng ta di chuyển lên lưới quá gần đối thủ sẽ lốp bóng qua đầu chúng ta.


Nếu như đồng đội chưa ép được đối phương thì bạn hãy đứng ở 2/3 ô giao banh để thủ. Đây là khoảng cách khá an toàn cho bạn. Nếu đối thủ có đánh vào bạn thì hãy nhớ bắt đều lại cho đối thủ. Nếu có thể hãy đưa vào điểm yếu của đối thủ. Ở vị trí này khá xa lưới nên ko nên cố dứt điểm vì điều này sẽ khiến chúng ta tự hư nhiều hơn. Nếu để ý các bạn sẽ thấy hầu hết khi đứng lưới bạn chỉ cần bắt đều qua 2 quả thì đến quả thứ 3 đối thủ sẽ tự hư.


Trong trường hợp đồng đội chúng ta giao banh thì vị trí đứng tuỳ thuộc vào khả năng giao bóng của đồng đội và khả năng trả giao bóng của đối phương. Thông thường banh 1 bạn nên đứng ở 1/3 ô giao banh. Banh 2 nên lùi lại khoảng 1-2 bước.


Đây là M7 chỉ phân tích sợ lược về hai tình huống thường gặp. Trên thực tế còn rất rất nhiều tình huống đòi hỏi chọn vị trí tốt nhưng M7 không thể phân tích hết tại đây.

Đây là lỗi chủ quan mà ai cũng gặp phải. Nguyên nhân là do phản xạ của chúng ta quá chậm. Bao gồm phản xạ mắt, tay, chân…
  • Phản xạ mắt: Là sự quan sát đường bóng, quan sát đối thủ để thấy được đường bóng sẽ đi về bên nào và lựa chọn phương án phù hợp. Hầu hết khi đứng lưới ai cũng sẽ nhìn về trước nhưng không phải ai cũng nhìn đúng cách. Những bạn thiếu tự tin hoặc không hiểu rõ mấu chốt thì sẽ có 1 cái nhìn vô định. Nhìn chung chung chứ không tập trung vào vật thể cụ thể nào. Điều này dẫn đến việc phán đoán và ra vợt trễ. Cách nhìn thứ 2 là nhìn chăm chú vào đối thủ để khi đường bóng bay qua chúng ta thấy rõ được cách ra vợt, cách tiếp bóng cũng như thấy được hướng bóng bay đi đâu. Điều này giúp chúng ta có sự chuẩn bị tốt nhất để ứng biến với tình huống. Hãy nhớ ra vợt ngay khi đọc được hướng bóng về bên phải hay bên trái của chúng ta.
  • Phản xạ tay, chân: hầu hết anh em chơi phong trào nên không thể nhanh nhẹn như chuyên nghiệp được. Nhưng nếu muốn đánh hay thì bạn phải có phản xạ tay chân tốt. Hãy tập các bài tập đơn giản như chụp bóng bằng tay không. Bước chân lên bắt bóng. Bắt bóng ở nhiều vị trí khác nhau…. Nguyên nhân thứ 2 bắt nguồn từ tâm lý. Hầu hết mọi người khi đứng lưới không tự tin thì sẽ phát sinh ra tâm trạng lo lắng và thụ động. Điều này vo tình làm cho chúng ta bị gồng cứng và chậm chạp. Nên khi bóng đến chúng ta không có được phản xạ như mong muốn. Chính vì điều này mà có nhiều anh em thắc mắc tại sao khi tập đánh rất tốt mà khi đánh thì lại hư rất nhiều.

Đây là lỗi lớn nhất mà tôi từng mắc phải. M7 đã mất hơn 1 năm để sửa lỗi này. Đơn giản là vì lúc mới bắt đầu M7 đã tập sai cách. Sau này khi tìm hiểu sâu M7 mới hiểu rằng có 2 kiểu bắt volley là volley chặn và volley nhấn.

  • VOLLEY NHẤN LÀ GÌ? Là động tác mở vợt ra ngang vai bước chân lên và bắt sâu vào bóng. Chúng ta sử dụng volley nhấn trong những tình huống bóng chậm. Có đủ thời gian để thực hiện các thao tác.
  • VOLLEY CHẶN LÀ GÌ? Là động tác mở đầu vợt ra ngay phía trước người. Bước chân lên và kê vào bóng. Quãng vợt đi vào bóng rất ngắn. Sử dụng volley chặn cho những tình huống bóng nhanh, mạnh có ít thời gian xử lý. Ngày xưa khi M7 mới bắt đầu tập M7 đã tập volley nhấn. Và cách tập là mở vợt khá rộng. Điều này đã hình thành cho M7 một thói quen nhìn thấy bóng là mở vợt rộng ra. Kết quả là hầu hết các tình huống M7 đều đã bắt trễ bóng. Khi đã là thói quen thì thực sự rất khó sửa. Chúng ta thường bị thói quen dẫn dắt khi vào tình huống.

M7 khuyên mọi người hãy tập nhiều với volley chặn. Đây chính là cách mà M7 đã áp dụng thành công cho bản thân và hàng trăm học viên của mình. Hãy bắt đầu với việc mở vợt ngắn và chặn bóng lại. Áp dụng cho cả bóng nhanh và bóng chậm. Hãy cứ rèn luyện thói quen đó 1 thời gian.

Khi vào trận đấu nếu để ý bạn sẽ thấy rằng thì cần kê đều bóng qua là chúng ta đã có tỷ lệ thắng rất cao. Khi chúng ta thực sự giỏi, khi phản xạ mắt, tay, chân chúng ta đã hoàn thiện thì gặp trái bóng chậm chúng ta tự biết mở vợt rộng ra và đi sâu vào. Đây là cách tốt nhất giúp bạn cải thiện vấn đề mở vợt rộng. Hãy kiên định với nó nhé. Đừng nhìn một tay vợt chuyên nghiêp rồi bắt chước theo bởi chúng ra không phải họ và không cùng hệ quy chiếu.

Bản chất của lên lưới là mượn lực đối thủ để tấn công đối thủ. Khi chúng ta đứng lưới khoảng cách với đối phương là rất gần. Chính vì vậy hầu hết bóng đối phương đánh qua là rất mạnh. Chúng ta chỉ cần mượn lực của đối phương để giết đối phương là đủ. Nhưng rất nhiều bạn khi đứng lưới bị rơi vào cái bẫy cảm xúc đó là: muốn dứt điểm ngay. Việc này dẫn đến nhiều hệ luỵ và đầu tiên là tâm lý. Khi chúng ta nghĩ sẽ giết đối phương thì lập tức phản ứng của cơ thể chúng ta là gồng lên và ra lực. Nhưng do tình huống diễn ra quá nhanh nên hầu hết chúng ta ko thấy được điều này. Khi cơ thể gồng lên thì nó sẽ mất đi sự uyển chuyển cần thiết thay vào đó là sự cứng ngắc chậm chạp. Tiếp theo đó sẽ là xu hướng tâm lý vội vàng. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng và làm cho chúng ta bắt 1 đường bóng không như ý.
 
Cách cải thiện điều này là bạn phải thả lỏng cơ thể ra. Bắt bóng nhẹ nhàng đều qua phần sân đối phương. Hãy nhớ bản chất volley là mượn lực để tấn công đối phương.
Rất nhiều bạn bắt volley mà chỉ đứng yên một chỗ và điều này làm cho bạn không thể đứng lưới tốt.
  • Giúp bạn mở rộng phạm vi hoạt động. Đúng vậy! Với chỉ một bước chân chéo lên bạn có thể mở rộng phạm vi lên từ 1-2m quanh vị trí đứng của bạn. Điều này giúp mạnh chủ động hơn. Hoạt động ở phạm vi rộng cũng giúp đồng đội phía dưới yên tâm và đỡ mệt hơn.
  • Giảm tỷ lệ rúc lưới tăng tỷ lệ dứt điểm. Khi bạn đứng xa lưới thì tỷ lệ bắt bóng vào lưới sẽ cao hơn so với việc bước chân lên và bắt bóng ngay đầu lưới.
Bước chân lên gần lưới còn giúp chúng ta bắt được bóng khi còn cao hơn lưới. Nhờ vậy chúng ta có thể nhấn bóng tốt hơn tăng khả năng dứt điểm. Còn nếu bóng càng qua phần sân của chúng ta thì sẽ càng đi thấp xuống khiến cho việc bắt bóng khó khăn hơn rất nhiều. Hầu hết phải kê bóng vòng lên.

Trên đây là những phân tích về lỗi và một số cách giúp các bạn cải thiện chúng. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn cải thiện được kỹ năng đứng lưới của mình.

Các bạn cũng có thể xem thêm các video hướng dẫn chi tiết vs hàng 100k view của mình tại kênh YouTube: https://youtu.be/BJJpJvT02AQ

Chúc các bạn thành công !!!

Related Post